Mạch ngừng bê tông là gì? Cách xử lý mạch ngừng bê tông – Siêu Thị Vật Tư

Mạch ngừng bê tông là gì? Cách xử lý mạch ngừng bê tông

Mạch ngừng bê tông là một thuật ngữ rất thông dụng trong ngành xây dựng. Xuyên suốt quá trình thi công đổ bê tông toàn khối, đôi lúc sẽ xảy ra trường hợp không thể đổ bê tông liền mạch mà phải ngắt quãng, dẫn đến tạo mạch ngừng. Trong bài viết này, hãy cùng Siêu Thị Vật Tư tìm hiểu cách xử lý chi tiết nhất.

Định nghĩa mạch ngừng bê tông là gì?

Mạch ngừng bê tông trong xây dựng chính là vị trí gián đoạn khi đổ bê tông toàn khối. Có thể hiểu đây là vị trí ngăn cách giữa lớp bê tông đã đổ trước đó đó và lớp bê tông tiếp theo. Vị trí này cũng đóng vai trò là mối nối trong trường hợp không thể đảm bảo việc đổ bê tông diễn ra liên tục

Mạch ngừng bê tông là thuật ngữ quen thuộc trong ngành xây dựng

Mạch ngừng bê tông là thuật ngữ quen thuộc trong ngành xây dựng

Nguồn gốc của mạch ngừng

Khi phần bê tông được đổ trước chuyển sang giai đoạn đóng rắn thì không thể tiếp tục đổ bê tông mới vào mà phải chờ đến khi lớp bê tông đó khô hẳn. Điểm ngăn cách giữa lớp bê tông cũ và lớp bê tông mới là một khe hở, được gọi với thuật ngữ mạch ngừng bê tông.

Việc xuất hiện mạch ngừng bê tông sẽ ảnh hưởng đến kết cấu và khả năng chịu lực của toàn khối bê tông. Chính vì thế, khi thi công, các kỹ sư sẽ tính toán để hạn chế việc xuất hiện mạch ngừng. Trong trường hợp bất khả kháng, mạch ngừng sẽ được xử lý để không gây nguy hiểm cho công trình bằng cách gia công thép, giảm kích thước mạch ngừng đến mức tối đa và diện tích bề mặt mạch ngừng là nhỏ nhất.

Mạch ngừng bê tông điểm ngắt quãng giữa hai đợt bê tông

Mạch ngừng bê tông điểm ngắt quãng giữa hai đợt bê tông

>>> Tham khảo thêm: Bí quyết chống thấm "nhanh như chớp" với Sika Latex

Lý do cắt mạch ngừng

Mặc dù mạch ngừng bê tông cột có thể ảnh hưởng đến kết cấu nhưng trong thực tế thi công vẫn cần sự gián đoạn này, lý do nằm ở hai vấn đề sau đây:

Về kỹ thuật

Đối với những kết cấu bê tông có hình dạng phức tạp, việc thi công đổ bê tông liên tục (toàn khối) tiềm ẩn nhiều khó khăn và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng bề mặt bê tông. Nhằm giải quyết vấn đề này, cắt mạch ngừng được xem như giải pháp tối ưu, giúp đơn giản hóa quy trình thi công và đảm bảo chất lượng công trình.

Theo đó, việc cắt mạch ngừng giúp chia nhỏ kết cấu thành các khối riêng biệt, dễ dàng thi công hơn. Đồng thời, nó giúp người thực hiện dễ dàng kiểm soát co ngót và ứng suất nhiệt do quá trình thủy hóa xi măng trong bê tông khối lớn, từ đó giảm thiểu nguy cơ nứt vỡ kết cấu.

Tạo ra mạch ngừng bê tông khi thi công kết cấu phức tạp

Tạo ra mạch ngừng bê tông khi thi công kết cấu phức tạp

Về tổ chức

Việc thiếu hụt nguồn nhân lực và thiết bị thi công có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt khối lượng bê tông cung cấp (Qcc < Qyc) so với nhu cầu thực tế. Trong trường hợp này, tạo mạch ngừng là giải pháp bắt buộc để điều chỉnh quy trình thi công, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.

Ngoài ra, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là khí hậu nóng ẩm, cũng là yếu tố khiến việc tạo mạch ngừng trở nên cần thiết trong thi công bê tông toàn khối. Mạch ngừng giúp chia nhỏ khối lượng thi công, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết đến chất lượng bê tông.

Bên cạnh đó, việc phân đoạn thi công và tạo mạch ngừng còn mang lại lợi ích về mặt kinh tế. Giải pháp này giúp tối ưu hóa chi phí cho công trình bằng cách tăng tỷ lệ sử dụng ván khuôn, giảm thiểu lãng phí và tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu.

Tạo mạch ngừng bê tông để đảm bảo tiến độ thi công

Tạo mạch ngừng bê tông để đảm bảo tiến độ thi công

Biện pháp thi công mạch ngừng chuẩn kỹ thuật

Để xử lý mạch ngừng bê tông đúng kỹ thuật, các đơn vị thi công phải tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:

Xác định thời gian mạch ngừng

Thời gian ngắt quãng thi công không được quá nhanh hay quá lâu vì hai phần bê tông cũ và mới sẽ có hai cường độ khác nhau, tạm gọi R1 là cường độ của lớp bê tông cũ và R2 là cường độ của lớp bê tông mới.

Nếu trì hoãn thời gian đổ bê tông quá lâu thì R1 >> R2, khiến hai lớp bê tông không bám dính. Nếu thời gian ngắt quãng quá nhanh thì lớp bê tông cũ chưa kịp đóng rắn (R1 còn rất nhỏ), đổ thêm lớp bê tông mới sẽ khiến lớp cũ bị nứt, mẻ. Trong kỹ thuật, thời gian mạch ngừng tối ưu nhất là từ 20 đến 24 giờ khi R1 bằng khoảng 25kg/cm2.

Vị trí mạch ngừng bê tông

Để xử lý mạch ngừng bê tông đúng chuẩn, cần đảm bảo mạch ngừng được tạo ra ở vị trí phù hợp với kết cấu công trình.

  • Bề mặt của mạch ngừng bê tông phải phẳng và vuông góc với phương truyền lực.

  • Nếu tạo mạch ngừng đứng phải sử dụng khuôn.

  • Nếu tạo mạch ngừng nằm ngang thì cần đặt ở vị trí thấp hơn 3-5cm so với đầu mút ván.

Nguyên tắc chung khi đặt mạch ngừng: Mạch ngừng bê tông phải được tạo ra ở những vị trí thuận tiện cho việc thi công cũng như đảm bảo kết cấu của công trình như  vị trí mà kết cấu thay đổi đột ngột, vị trí có sự thay đổi phương chịu lực và vị trí có nội lực nhỏ.

Hướng dẫn cách xử lý mạch ngừng bê tông

Mạch ngừng là điểm phân cách giữa hai lớp bê tông, vì thế, cần được xử lý để gắn kết hai lớp lại mà không tạo ra kẽ hở tại đó. Một số cách xử lý mạch ngừng bê tông được áp dụng là:

  • Loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất bám trên bề mặt bê tông cũ bằng chổi quét, máy hút bụi hoặc máy xịt nước áp lực cao. Đồng thời, Tưới đều một lớp nước xi măng loãng lên bề mặt bê tông cũ để tăng độ bám dính cho lớp bê tông mới.

  • Chà gọn (đánh xờm) bề mặt để loại bỏ những phần bê tông dư không đạt chuẩn rồi mới tưới nước xi măng.

  • Đối với mạch ngừng ngang, làm tương tự nhưng thêm một lớp vữa xi măng dày 2-3cm trước khi đổ bê tông mới.

  • Sử dụng các loại phụ gia kết dính chuyên dụng cho mạch ngừng bê tông để tăng cường độ bám dính giữa hai lớp bê tông.

  • Đặt lưới thép tại vị trí mạch ngừng trước khi đổ bê tông mới để gia tăng độ liên mạch cho kết cấu, hạn chế nứt vỡ.

Xử lý mạch ngừng bê tông để tăng độ bám dính cho công trình

Xử lý mạch ngừng bê tông để tăng độ bám dính cho công trình

Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng mạch ngừng bê tông

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến số lượng mạch ngừng bê tông trong công trình như:

  • Thiết kế của công trình quá phức tạp và có nhiều vị trí gấp khúc nên cần nhiều đoạn mạch ngừng.

  • Tính toán sai số lượng bê tông cần sử dụng trong từng giai đoạn.

  • Thiếu hụt vật liệu xây dựng vì lý do bất khả kháng.

  • Thời tiết thay đổi thất thường nên việc thi công bị gián đoạn.

  • Có sự thay đổi về quy mô, chi phí và nhân lực trong quá trình thi công.

Ngoài những yếu tố trên, còn rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan làm tăng hoặc giảm số lượng mạch ngừng bê tông. Khi có sự thay đổi, đơn vị thi công sẽ phải tính toán lại nhằm đảm bảo kết cấu vững chắc của công trình.

Số lượng mạch ngừng bê tông có thể tăng hoặc giảm tùy vào nhiều yếu tố

Số lượng mạch ngừng bê tông có thể tăng hoặc giảm tùy vào nhiều yếu tố

Tóm lại, mạch ngừng bê tông là một hiện tượng thường gặp có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng công trình như giảm khả năng chịu lực, chống thấm yếu,... Mong rằng với bài viết này của Siêu Thị Vật Tư đã giúp bạn được hiểu thêm về mạch ngừng bê tông và gì và nắm được cách xử lý phù hợp. Để cập nhật thêm những thông tin và kiến thức xây dựng hữu ích khác, bạn có thể thường xuyên truy cập vào website sieuthivattu.com nhé!

>>> Bài viết có thể bạn quan tâm: [Giải đáp] Đổ bê tông gặp trời mưa có sao không?

Bài viết cùng danh mục: