NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP Ở MÁY MÀI VÀ CÁCH SỬA CHỮA MÁY MÀI CẦM TAY
Trong quá trình sử dụng máy mài sẽ không thể tránh khỏi những lúc thiết bị gặp vấn đề. Một vài lỗi trên máy mài mà bạn có thể trực tiếp sửa tại nhà, nhưng cũng có những lỗi mà bạn cần phải mang ra trung tâm bảo hành để sửa chữa máy mài cầm tay hoặc thay mới. Bài viết sau, chúng tôi xin chia sẻ những lỗi thường gặp của máy mài và cách xử lý kịp thời. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn giảm được những sự cố không đáng có cho thiết bị và tránh lãng phí thời gian cho người sử dụng.
Những lỗi cơ bản thường gặp ở máy mài cầm tay
Trong quá trình sử dụng máy mài sẽ khó tránh khỏi những lúc máy gặp vấn đề. Đối với máy mài cầm tay, những lỗi cơ bản thường gặp nhất có thể kể đến như:
Máy mài góc bị nóng
Với các thiết bị cầm tay, tình trạng máy bị nóng sau thời gian dài sử dụng là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bỗng dưng máy mài bị nóng bất thường thì chắc chắn là dụng cụ đã xảy ra lỗi. Khi hoạt động, người sử dụng nhận thấy rằng máy mài bị nóng quá mức có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Máy có tuổi thọ cao: Nếu máy mài cầm tay bị nóng do thời gian sử dụng lâu ngày, bạn có thể tháo máy để vệ sinh bên trong. Bạn có thể bảo trì bằng cách tra dầu mỡ và đảm bảo máy đã được ổn định trước khi hoạt động.
- Máy phải hoạt động liên tục trong thời gian dài: Đối với việc sử dụng máy mài quá lâu với công suất lớn sẽ khiến thiết bị này bị nóng lên. Bởi vậy, trong quá trình sử dụng, người dùng nên cho máy nghỉ 10-15 phút để các động cơ và bộ phận bên trong được giảm nhiệt. Ngoài ra, việc chọn máy mài phù hợp cũng giúp máy hoạt động nhẹ nhàng hơn là sử dụng thiết bị có công suất không đủ đáp ứng cho công việc. Điều này khiến máy sẽ phải hoạt động hết công suất, dẫn đến việc phải sửa chữa máy mài cầm tay thường xuyên hơn.
Máy mài hoạt động bị yếu
Tốc độ quay của máy mài quyết định nhiều đến hiệu quả làm việc, tốc độ máy quay ổn định mới đảm bảo đĩa mài hoạt động tốt. Nếu máy mài hoạt động yếu có thể là người sử dụng đã không đấu dây điện máy mài vào thẳng trực tiếp nguồn 220V. Việc nối qua ổ cắm dây dẫn sẽ khiến dòng điện tải bị suy giảm dẫn đến việc thiết bị cầm tay này bị hoạt động yếu đi nhưng không đáng kể.
Trong quá trình hoạt động, nếu phát hiện máy quay chậm hơn bình thường thì người sử dụng nên dừng hoạt động máy và kiểm tra:
- Kiểm tra nguồn điện mà máy mài sử dụng có phải nguồn vào bị thấp hơn hay không.
- Kiểm tra xem có phải dầu, mỡ trong máy mài có bị cạn bị thiếu hay có vấn đề nào khác thường của máy không?
- Còn nếu bạn thấy máy mài hoạt động chậm hơn rất nhiều so với bình thường, tốc độ giảm đáng kể thì chắc chắn động cơ bên trong của máy đã gặp vấn đề. Khi đó, bạn cần phải xem xét ngay là chổi than có bị mòn cũng dẫn đến hoạt động yếu, cần kiểm tra và thay ngay.
Công tắc máy mài cầm tay bị kẹt
Bộ phận công tắc máy mài bên trong được liên kế tạo một mạch hệ thống. Bởi vậy, nếu công tắc bên ngoài của máy mài cầm tay bị kẹt, có thể bên trong bộ phận này bị bám bụi hoặc công tắc máy đã bị hỏng, cần kiểm tra để sửa chữa máy mài cầm tay đúng nhất.
Đĩa máy mài bị vỡ, mẻ
Nguyên nhân chủ yếu khi gặp phải tình trạng này là do bạn đã sử dụng sai loại đĩa mài với vật liệu gia công. Ngoài ra, cũng có thể do bạn đã tác động một lực quá mạnh lên máy khi làm việc khiến chúng bị rạn, nứt, vỡ... Bên cạnh đó thì việc đĩa mài bị vỡ mẻ do sử dụng đĩa mài kém chất lượng cũng là điều dễ hiểu.
Máy mài phát ra tiếng ồn lớn, bốc khói
Đối với mỗi dòng máy mài sẽ có những mức độ quy định riêng về độ ồn của thiết bị. Nếu bạn thấy máy mài cầm tay phát ra tiếng ồn lớn hơn bình thường thì có thể do bạn đã dùng máy quá tải hoặc động cơ máy đang gặp vấn đề.
Đa phần khi máy mài phát ra tiếng ồn lớn hơn bình thường hay có cả mùi khét. Việc người sử dụng cần làm ngay lúc đó là tắt máy và kiểm tra các bộ phận bên ngoài xem máy xem có kẹt hay vướng gì không. Sau đó sẽ đưa máy đến trung tâm sửa chữa máy mài cầm tay, bảo hành uy tín để kiểm tra và phát hiện vấn đề. Từ đó có thể xác định biện pháp sửa chữa phù hợp nhất cho thiết bị.
Máy mài cầm tay không vào điện
Nếu bạn bật máy mài cầm tay và không có gì xảy ra vấn đề có thể nguyên nhân là nằm ở nguồn điện vào. Kiểm tra pin để đảm bảo chúng được lắp đúng cách, không còn năng lượng chưa chết và nên thay thế Pin nếu cần thiết. Đối với máy mài chạy điện, hãy kiểm tra để chắc chắn rằng dây điện và phích cắm không bị hỏng hóc. Trong trường hợp máy mài cầm tay không vào điện có thể do động cơ máy đã bị cháy, bạn cần đem đến trung tâm bảo dưỡng chuyên nghiệp.
Cách sửa chữa máy mài cầm tay thường gặp
Nếu máy mài chỉ gặp những lỗi thông thường thì bạn có thể tự sửa chữa ngay tại nhà, tuy nhiên nếu máy bị hỏng nặng, liên quan đến những bộ phận bên trong thì bạn phải đem dụng cụ đến địa chỉ sửa chữa chuyên nghiệp.
Thay công tắc điều khiển cho máy mài
Khi công tắc điều khiển của máy mài cầm tay hỏng thì máy không thể hoạt động tốt được. Để thay công tắc điều khiển cho máy mài thì bạn hãy làm theo các bước thường được các thợ sửa chữa áp dụng như sau:
- Loại bỏ những bao che chuyển đổi hoặc bảng truy cập của máy.
- Tháo hết các bulông, ốc vít của máy mài cầm tay để giữ nút ở vị trí thích hợp.
- Nên kéo công tắc cũ của máy và thay bằng công tắc mới.
- Thay thế các bulông hoặc ốc vít cũ nếu cần.
- Cài đặt lại bảng truy cập hoặc chuyển đổi liên quan cho máy mài.
- Kiểm tra công tắc mới để đảm bảo máy mài đã hoạt động hiệu quả.
Sau khi hoàn thành hết các bước sửa chữa máy mài cầm tay này và xác định công tắc của thiết bị đã hoạt động thì bạn có thể sử dụng như bình thường.
Điều chỉnh hiệu chuẩn của máy
Điều chỉnh hiệu chuẩn của máy mài cầm tay là công việc quan trọng mà bạn cần làm thường xuyên để đảm bảo thiết bị hoạt động chính xác. Lưu ý, khi điều chỉnh hiệu chuẩn cho máy bạn phải đảm bảo không có bất cứ thứ gì mắc kẹt trong máy kể cả mạt bụi. Việc điều chỉnh hiệu chuẩn của máy mài cầm tay được thực hiện gồm 2 bước:
- Kiểm tra và xử lý tất cả những bộ phận của máy mài.
- Cho máy mài chạy với tốc độ không tải lớn nhất và dùng thiết bị đo để biết chính xác máy mài có đang vận hành tốt hay không.
Cách thay chổi than máy mài
Nếu kiểm tra thấy chổi than của máy mài có dấu hiệu bị mòn nhiều, hoặc đã cạn hết thì việc sửa chữa máy mài cầm tay này là cần phải thay mới. Tùy vào thiết kế của mỗi loại máy mài mà chổi than sẽ được lấy ra ở những cách khác nhau. Có nhiều máy bạn chỉ cần sử dụng tua vít để vặn mở chốt trên thân máy là tháo được chổi than cũ ra. Tuy nhiên, cũng có những máy thì cần phải mở cả toàn bộ khung thân mới tiếp cận được chổi than.
Để lắp chổi than mới vào cho máy mài, bạn gắn phần than vào đúng vị trí trên máy mài. Sau đó, bạn hãy gắn lưỡi gài dây truyền động chổi than vào đúng vị trí có nhiệm vụ tản nhiệt cho chổi than. Khi lắp than vào đúng vị trí, phần dây truyền động hướng ra ngoài để không bị vướng vào lò xo.
Cách thay nhông máy mài
Nếu máy mài cầm tay trong quá trình hoạt động bị rung hay lắc mạnh thì hãy thử kiểm tra xem nhông máy mài có bị mòn hay khô dầu không.
Nhông máy mài thường được đặt ở phần trục đầu máy mài cầm tay. Khi mua nhông máy mài để thay thế, bạn cần chọn cho đúng loại nhông phù hợp với máy. Nếu thiết bị cầm tay này bị hết mỡ hoặc ít thì cần tra thêm đủ mỡ để máy có thể vận hành trơn tru và giảm sự ma sát.
Cách thay thế Rotor và Stator cho máy mài
Nếu máy mài cầm tay không hoạt động được nữa, có thể lỗi đến từ rotor. Rotor máy mài thường nằm trong khoang thân máy, bạn có thể thay thế cho bộ phận này theo các bước như sau:
- Chuyển gioăng cao su từ rotor cũ sang mới, nếu gioăng cao su có dấu hiệu rách và không thể sử dụng được nữa thì cũng cần tiến hành thay mới luôn.
- Dùng cờ lê để lấy bánh răng của máy mài ra. Sau đó sử dụng công cụ để nậy thanh nhôm đang cố định trên rotor ra.
- Tiến hành lắp rotor mới. Bạn cần sử dụng búa đóng thanh nhôm vào rotor mới. Cách sửa chữa máy mài cầm tay này sẽ giúp lực đóng đều và thanh nhôm vào khớp với rotor mà không làm hư hại chi tiết xung quanh cho máy mài.
- Đối với Stator máy mài cầm tay rất khó bị hỏng, nhưng nếu sator bị hỏng thì bạn cũng cần phải thay mới. Bộ phận Stator có các jack cắm nối với nguồn máy, khi tháo cần đánh dấu để biết được vị trí ban đầu của chúng, tránh khi lắp lại đấu nhầm vị trí cắm. Sau đó, bạn hãy dùng tua vít mở sator cũ ra khỏi máy rồi lắp stator mới vào.
Thay đĩa mài, bánh xe và đai máy mài
Máy mài cầm tay sau thời gian sử dụng thường cần thay thế đĩa mài, bánh xe hoặc dây đai nhằm bảo đảm sự an toàn khi vận hành máy.
- Mở bảng điều khiển truy cập của máy mài rồi để chúng vào bánh xe hoặc đai.
- Nới lỏng bu lông, ốc vít đang được vít chặt trên thân máy. Lưu ý rằng đối với phần đai, với thao tác chỉ cần nới lỏng một bánh xe hoặc kéo căng là được. Còn đối với bánh xe và miếng đệm, bạn cần nới lỏng một hạt hoặc tháo bánh xe hay miếng đệm.
- Đặt dây đai, bánh xe của máy mài sang một bên. Sau đó hãy lắp bánh xe, miếng đệm hoặc đai vào máy. Mọi người cần đảm bảo tất cả bu lông, bộ căng và phụ kiện máy mài đều đã được siết chặt hoàn toàn.
- Đóng bảng truy cập, thay thế bu lông, đai ốc hoặc ốc vít đã cũ để bảo vệ an toàn cho người sử dụng.
Các lưu ý khi thực hiện sửa chữa máy mài cầm tay
- Đối với máy mài chạy điện, tắt nguồn điện nối đến máy trước khi tiến hành sửa chữa. Đối với những máy mài dùng pin, cần tháo pin trước khi sửa chữa.
- Đối với máy mài khí nén, bạn cần phải đóng van khí, mở van lọc khí và gắn van điều khiển không khí.
- Đảm bảo chắc chắn nguồn điện đã ngắt và máy ngừng hoạt động trước khi sửa chữa. Nếu thiếu bước kiểm tra này, người thợ sửa có thể bị thương nặng nếu máy có điện và xuất hiện tình trạng rò rỉ điện ra ngoài.