Tìm hiểu về rọ đá và top các ứng dụng rọ đá trong thực tế – Siêu Thị Vật Tư

Tìm hiểu về rọ đá và top các ứng dụng rọ đá trong thực tế

Rọ đá là gì và tính chất của nó như thế nào ?
Rọ đá là các lồng hoặc hộp đan từ lưới lục giác xoắn kép ba chao, dùng để đựng các loại vật liệu xây dựng như đá, bê tông, cát hoặc sỏi. Do đó, rọ đá là một cấu trúc hình khối linh hoạt được sử dụng để ổn định mái dốc và chống lại sự xói mòn trong xây dựng. Các loại rọ đá khác nhau được thi công và sử dụng trong các công trình xây dựng khác nhau. Đôi khi, cần có thêm các vách ngăn ở giữa bên trong rọ đá để cải thiện tính bền và ổn định.

Tính vật lý của rọ đá
Tính biến dạng cao: Lưới bện kép hình sáu cạnh cho phép kết cấu chịu được lún không đều khá lớn mà không bị gẫy đứt. Đặc điểm này đặc biệt quan trọng khi kết cấu được đặt trên nền đất không ổn định ở vùng có thể bị xói ngầm do sóng hoặc do dòng chảy tràn qua.
Độ bền cao: Kết cấu rọ đá có thể chịu được các áp lực do đất và sóng tác động.
Tính thấm nước: Do thoát nước dễ nên cột nước phía sau tường chắn chế tạo từ rọ đá không thể lớn được. Đặc điểm này rất quan trọng khi sử dụng rọ đá làm tường chắn sẽ không gây áp lực nước phía thượng lưu. Kết cấu rọ đá có thể làm chức năng của vật thoát nước cho mái dốc nghiêng giữ cho mái đất ổn định.
Tính bền vững: Rọ đá là một kết cấu trọng lực do chính khối lượng các viên đá tạo ra và được bao bọc bởi lớp lưới thép bền, dai có khả năng chịu được lực đẩy của đất, khả năng chắn giữ đất càng ngày càng tăng do bùn, đất, rễ cây cỏ dại mọc nhét kín các lỗ rỗng.
Khả năng chịu tác động của môi trường: Rọ đá có sức chống chịu trong môi trường sinh hoá, tia tử ngoại, dung dịch kiềm và môi trường chua, mặn.
Đặc tính về cơ học thuỷ lực: Độ bền cao khi lắp đặt, không biến dạng trong đất nén, kết cấu đa dạng. Trong xây dựng thủy lợi, rọ đá được sử dụng dưới dạng thảm đá, rồng đá để hàn khẩu, ngăn sông, xây kè, lát mái để chống sạt lở, chống xói mòn…
Ứng dụng của rọ đá trong thực tế

  • Làm tường chắn đất; tường chắn trọng lực:
  • Được ứng dụng với mục đích gia cố, bảo vệ công trình giao thông, công trình gần chân núi, tránh sạt lở, sụt trượt.
  • Kết cấu chân khay, chân cầu, hố móng, cột điện.
  • Lớp bảo vệ mái dốc, lòng kênh
  • Các kết cấu tràn, chỉnh trị dòng, đê đập trọng lực, xây đập thủy lợi chắn nước.
  • Thi công kè bờ biển, bờ sông, điều chỉnh sóng ngầm.
  • Làm tường chắn cảnh quan cho các công trình xây dựng trên núi hoặc ở chân núi.

Bài viết cùng danh mục: